Việt Nam đang nắm giữ vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi giá trị ngành dệt may thế giới – năm 2019 sản phẩm may mặc của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút được một lượng lớn các dự án và vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI).
Đại dịch Sars-CoV-2 đã gây ra những hậu quả nặng nề chưa từng có trong lịch sử thế giới. Và theo đó, các chuyên gia nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng quý II/2020 sẽ không còn được khả quan như trước. Kinh tế và dệt may Việt Nam phải sẵn sàng cho nhiều kịch bản, chương trình hay các chính sách khác nhau để có thể dần phục hồi và phát triển trở lại từ quý III/2020.
>>> Dự báo thị trường dệt may Việt Nam năm 2020
Trong nhiều thập kỷ qua, công nghiệp Dệt may Việt Nam đã có nhiều bước tiến chuyển đổi từ gia công sang sản xuất, dây chuyền sản xuất và tiếp đó là sử dụng máy móc tiên tiến. Cùng đóng góp cho những nỗ lực phục hồi và nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực Dệt may, VTG 2020 – Triển lãm về máy móc, thiết bị công nghiệp và nguyên phụ liệu ngành Dệt May Việt Nam lần thứ 20 sẽ song song chia sẻ và phát triển những quan điểm giá trị gia tăng về các giải pháp công nghệ tiên tiến hàng đầu cũng như các quan hệ đối tác toàn cầu.
Triển lãm sẽ tổ chức nhiều các hội thảo chia sẻ kiến thức về những thách thức cũng như giải pháp trong các vấn đề như thỏa thuận thương mại, dệt may, bông, xơ sợi ở Việt Nam… hay những cuộc đối thoại có ý nghĩa cung cấp những hiểu biết có giá trị về triển vọng phát triển nhanh chóng của thị trường Dệt may Việt Nam.
VTG 2020 – Triển lãm Quốc tế về Máy Móc Thiết Bị Nguyên Phụ Liệu Dệt May
Thời gian: Từ 25/11 đến 28/11/2020
Địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh.
Quy mô dự kiến: ~750 gian hàng.
Ngành hàng trưng bày: Máy móc và phụ kiện dệt may; Máy móc và phụ kiện may mặc; Xơ, sợi filament, sợi..; Vải dệt; Vải theo kết cấu; Công nghiệp da giày và nguyên phụ liệu…
VTG 2020 là sự kiện thường niên được tổ chức tại Việt Nam, quy tụ nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế có nền công nghiệp dệt may phát triển, là cơ hội giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đổi mới máy móc thiết bị, tiếp cận công nghệ tiên tiến, đặc biệt tìm kiếm đối tác làm ăn lâu dài, tạo cơ hội giao thương với các nước trên thế giới.
Trong các kỳ triển lãm trước đó, Triển lãm đã có trên 800 gian hàng của 562 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ như Bangladesh, Trung Quốc, Đức, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Đón tiếp trên 12,000 lượt khách tham quan.
Tổng hợp