Hong Can   June 23, 2021

Nhiệm vụ của một thợ cắt vải sẽ xoay quanh công việc chuẩn bị vật liệu để may sản phẩm may mặc hay quần áo bằng các thực hiện đo, đánh dấu và cắt vải theo các thông số kỹ thuật phù hợp. Tùy vào quy mô, mặt hàng sản xuất mà thợ cắt vải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, xử lý trên các chất liệu khác nhau. Cùng tìm hiểu “Thợ cắt vải là ai? Thợ cắt vải đảm nhận những công việc gì?” trong bài viết sau đây nhé.

Thợ cắt vải là ai?

Trong sản xuất hàng may mặc, cắt vải là một trong những bước quan trọng để tạo ra một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Những người hay bộ phận thực hiện công đoạn này là thợ cắt, phòng cắt.

Hình ảnh một thợ cắt vải đang làm việc.

Hình ảnh một thợ cắt vải đang làm việc. Nguồn ảnh: Fashion Insider

Các kỹ năng cần thiết yêu cầu cho thợ cắt vải

Độ chính xác là một yêu cầu rất quan trọng đối với thợ cắt vải trong công nghiệp dệt may vì bạn sẽ không muốn lãng phí vật liệu may nếu có sai sót khiến vải cắt không đủ lớn để may thành các mẫu sản phẩm.

Vị trí này không quá chú trọng đòi hỏi về bằng cấp, bạn có thể tốt nghiệp trung học hoặc trung cấp sau đó học nghề để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, để trở thành thợ cắt vải chuyên nghiệp bạn nên ít nhất có kiến thức chung về chất liệu vải và các thiết bị/ dụng cụ cắt. Một thợ cắt vải đôi khi cũng cần có hiểu biết thêm về các kỹ năng liên quan như: May (sewing), khâu (stitching), chần vải (quilting).

>>> Xem thêm: Pattern Making trong công nghiệp Dệt may

Công việc của một thợ cắt vải:

  • Cắt vải bằng tay hoặc máy công nghiệp để may thành các sản phẩm thời trang
  • Có trách nhiệm đảm bảo vải cắt – bán thành phẩm đúng với các thông số kỹ thuật hay rập mẫu…
  • Nếu phát hiện các vấn đề về vải như chất lượng, số lượng cần báo cáo cáo kịp thời với các bộ phận liên quan
  • Cung cấp số lượng bán thành phẩm hàng tuần, hàng tháng theo yêu cầu của bên chuyền may.

Một số dụng cụ thợ cắt vải sử dụng trong các xưởng may lớn

Máy cắt vải là loại máy không thể thiếu trong các xưởng may lớn hay công ty sản xuất hàng may mặc. Lựa chọn loại máy cắt phù hợp sẽ dựa vào chất liệu vải cắt, đường cắt, số lượng cắt trên một lần, tần suất cắt… Một số loại máy cắt thường được sử dụng có thể kể đến như:

Máy cắt vải đầu bàn

Máy cắt vải đầu bàn là loại máy được gắn cố định trên mặt bàn cắt vải. Máy cắt vải đầu bàn hiện nay không còn quá xa lại đối với các doanh nghiệp hay xưởng may lớn. Loại máy giúp tiết kiệm công sức nhân lực giúp cắt vải bền bỉ và chính xác hơn so với phương pháp cắt vải truyền thống bằng tay.

Máy cắt vải đầu bàn dùng để cắt các loại vải cây, vải có diện tích lớn.

Máy cắt vải đầu bàn dùng để cắt các loại vải cây, vải có diện tích lớn. Nguồn ảnh: DirectIndustry

Dòng máy này dùng để sử dụng cắt các loại vải cây, vải có diện tích lớn cắt theo đường thẳng định sẵn.

Máy cắt vải cầm tay

Máy cắt vải cầm tay hay còn có tên gọi khác là máy cắt vải mini, được sử dụng để cắt nhiều lớp vải có độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 32mm.

Máy cắt vải cầm tay phù hợp để cắt các loại vải sợi, lụa, len, sợi tổng hợp, da…

Máy cắt vải cầm tay phù hợp để cắt các loại vải sợi, lụa, len, sợi tổng hợp, da… Nguồn ảnh: Internet

Loại máy có thiết kế nhỏ gọn, thợ cắt dễ dàng sử dụng bàn tay khéo léo của mình di chuyển máy cắt vải theo các chi tiết uốn lượn.

Máy cắt vải đứng

Máy cắt vải đứng thường được đặt cố định khi cắt.

Máy cắt vải đứng thường được đặt cố định khi cắt. Nguồn ảnh: Internet

Máy cắt vải đứng có khối lượng nặng hơn máy cắt vải cầm tay rất nhiều nên thường được đặt cố định khi cắt. Thợ cắt sẽ không di chuyển máy mà sẽ di chuyển vải để đưa đường cần cắt vào lưỡi cắt của máy.

Hong Can

(Tổng hợp)

Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng việc làm nhân sự cấp cao ngành dệt may và da giày

Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngành nghề có thể thực hiện tốt các dịch vụ tư vấn của Advisewise, đặc biệt là dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp Trung/Cao chuyên biệt trong ngành may, sẽ giúp ứng viên có cơ hội đến gần hơn với những vị trí tuyển dụng hấp dẫn như: QA QC, Merchandiser, Quản lý sản xuất,  Cutting Staff, Fashion Designer, Pattern Marking …

Nếu bạn là ứng viên, bạn đang mong muốn có một công việc tốt hơn, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

 

Advisewise Consulting Group

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường Building, Km4 đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội 

Hotline: 024 3204 7050

Email: contact@advisewise.com.vn

Website: https://www.advisewise.com.vn/

Fanpage: AdvisewiseFanpage