Dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế được cho là hiện có khả năng cạnh tranh tốt nhờ nguồn lao động dồi dào, kỹ năng tay nghề cao, chi phí lao động rẻ khi so sánh tương quan với năng suất tạo ra. Tuy nhiên, trước những ưu thế này Dệt may Việt Nam năm 2020 ngoài cơ hội và triển vọng ra vẫn phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ.
Cơ hội cho Dệt may Việt Nam năm 2020
Khi mà Dệt may Trung Quốc vốn trước đây có ưu thế cạnh tranh rất lớn nay đã bị Mỹ đưa vào danh mục đánh thuế, tin không vui này đối với Trung Quốc lại là “cơ hội” tốt cho Dệt may Việt Nam. Bị đánh thuế đồng nghĩa với các mặt hàng dệt may của Trung Quốc tăng giá, từ đó các sản phẩm của Việt Nam sẽ là một trong những lựa chọn tốt để thay thế.
Theo dữ liệu tổng hợp từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm thay đổi tổng cầu dệt may trên toàn thế giới. Cụ thể với 5 quốc gia có xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có những thay đổi trong năm 2019 như: Hai nước có chỉ số tăng trưởng giảm 2,3% và 4,6% tương ứng là Trung Quốc và Pakistan; chỉ số tăng trưởng tăng ở 3 nước còn lại trong đó Việt Nam là cao nhất 7,5%, Bangladesh tăng 2,4% và Ấn Độ tăng 1,4%.
Hiệp định EVFTA được ký kết giữa Việt Nam và EU vào tháng 6 năm 2018 với mức thuế cam kết gần như 0% mang lại nhiều lợi ích cho ngành da giày và dệt may Việt Nam trong năm 2019 và tiến tới là năm 2020.
Tuy nhận được nhiều cơ hội và lợi ích nhưng song hành với nó là những thách thức không nhỏ.
Thách thức cho Dệt may Việt Nam năm 2020
Trung Quốc vốn là nhà cung cấp nguyên liệu thô chủ đạo cho Việt Nam. Trước tình hình Mỹ đánh thuế với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc sẽ dẫn đến nguy cơ Trung Quốc tăng giá hoặc tăng thuế đối với các nguyên liệu xuất khẩu sang Việt Nam. Thêm nữa, để tránh các sản phẩm nguồn gốc nguyên liệu Trung Quốc, Mỹ cũng có thể truy xuất gắt gao nguồn gốc các sản phẩm dệt may của Việt Nam.
Đi kèm với việc được giảm thuế trong các điều khoản của Hiệp định EVFTA thì các sản phẩm Dệt may của Việt Nam phải tuân thủ sát sao theo các tiêu chuẩn cam kết trong Hiệp định như tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu thô là vải tạo nên sản phẩm phải có nguồn gốc từ Châu Âu hoặc Việt Nam và việc thực hiện cắt may cũng phải thực hiện ở một trong hai khu vực này. Tiêu chuẩn này cũng được cam kết linh hoạt cho một số trường hợp nhất định như xuất xứ cộng gộp cũng được chấp nhận.
Thêm vào đó, Châu Âu dù là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng cũng là thị trường áp dụng những tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm nhập khẩu rất nghiêm ngặt như ISO 9000 và ISO 14000.
Nhìn tổng quan thị trường dệt may thế giới, các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam luôn gặp phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm dệt may của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Myanmar…
Như một kết quả tất yếu, để nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm xuất khẩu từ nước khác, các doanh nghiệp dệt may Việt phải tăng cường đào tạo nâng cao tay nghề lao động, hiệu suất cũng như áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất hay tìm cách chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu thô.
Liên hệ đơn vị tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao ngành dệt may
Advisewise là cái tên mặc dù còn khá mới mẻ trên thị trường tuyển dụng Headhunt. Nhưng với định hướng chuyên nghiệp và chuyên biệt ngay từ những ngày đầu thành lập – Tư vấn và Tuyển dụng nhân sự cấp Trung/cấp Cao ngành may mặc (bao gồm Dệt, May, Giày dép, Túi xách), chúng tôi tự tin sẽ mang đến một dịch vụ tuyển dụng Tốt cho các đối tác khách hàng ngành may cũng như sẽ là đơn vị tuyển dụng cầu nối giúp các bạn ứng viên có được một cơ hội công việc tốt hơn trong tương lai ở các vị trí như: QA/QC Manager, Factory Manager, Pattern Making, Merchandiser …
Advisewise Consulting Group
Địa chỉ: Tầng 14, Tòa nhà Nam Cường, Km4 đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 024- 3204 7050 / 024- 3204 7051
Email: contact@advisewise.com.vn
Website: https://www.advisewise.com.vn/
Fanpage: AdvisewiseFanpage